Tiêu chí 2

TIÊU CHÍ 2. HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO

Tiêu chuẩn

Gợi ý minh chứng

Minh chứng

Tiêu chuẩn 1: Các ngành, nghề đào tạo của trường được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Trường ban hành chuẩn đầu ra của từng chương trình đào tạo và công bố công khai để người học và xã hội biết.

  1. Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp và Giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp (nếu có đăng ký bổ sung) được cấp.

  2. Thống kê các ngành, nghề đào tạo của trường hàng năm.

  3. Danh sách chương trình đào tạo các ngành, nghề đào tạo của trường và chuẩn đầu ra của từng chương trình đào tạo.

  4. Hình thức công bố chuẩn đầu ra của các chương trình đào tạo.

  5. Ý kiến của người học, nhà giáo, cán bộ quản lý.

Tiêu chuẩn 2: Trường xây dựng và ban hành quy chế tuyển sinh theo quy định.

  1. Quy chế tuyển sinh

Tiêu chuẩn 3: Hằng năm, trường xác định chỉ tiêu tuyển sinh và thực hiện công tác tuyển sinh theo quy định, đảm bảo nghiêm túc, công bằng, khách quan.

  1. Văn bản xác định chỉ tiêu tuyển sinh và kế hoạch tuyển sinh.

  2. Thông báo tuyển sinh.

  3. Quyết định thành lập Hội đồng tuyển sinh.

  4. Hồ sơ đăng ký học.

  5. Hồ sơ liên quan đến coi thi, chấm thi, xét tuyển.

  6. Quyết định phê duyệt danh sách trúng tuyển.

  7. Văn bản/báo cáo công tác tuyển sinh.

  8. Biên bản thanh, kiểm tra công tác tuyển sinh.

  9. Danh sách học sinh nhập học và quyết định phân lớp.

  10. Biên bản thanh, kiểm tra công tác tuyển sinh

  11. Ý kiến người học, nhà giáo, cán bộ quản lý

Tiêu chuẩn 4: Thực hiện đa dạng hóa các phương thức tổ chức đào tạo đáp ứng yêu cầu học tập của người học

  1. Quy chế đào tạo của trường về đào tạo theo niên chế, theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ.

  2. Kế hoạch đào tạo hàng năm.

  3. Danh sách người học và phương thức tổ chức đào tạo của trường: ngành/nghề, trình độ, số lượng tuyển sinh.

  4. Ý kiến của người học, nhà giáo, cán bộ quản lý.

Tiêu chuẩn 5: Trường xây dựng và phê duyệt kế hoạch, tiến độ đào tạo cho từng lớp, từng khóa học của mỗi ngành hoặc nghề, theo từng học kỳ, năm học. Kế hoạch đào tạo chi tiết đến từng mô đun, môn học, giờ học lý thuyết, thực hành, thực tập phù hợp với từng hình thức, phương thức tổ chức đào tạo và đúng quy định.

  1. Danh sách các lớp, khóa học hàng năm.

  2. Kế hoạch, tiến độ đào tạo của các lớp, khóa học.

  3. Quyết định ban hành chương trình của các ngành hoặc nghề đã được đào tạo.

  4. Kế hoạch, tiến độ đào tạo của các lớp, khóa học.

Tiêu chuẩn 6: Trường tổ chức thực hiện theo kế hoạch đào tạo, tiến độ đào tạo đã được phê duyệt.

  1. Kế hoạch đào tạo, tiến độ đào tạo.

  2. Kế hoạch nhà giáo.

  3. Sổ lên lớp, giáo án giảng dạy, sổ tay nhà giáo của các ngành, nghề đào tạo.

  4. Báo cáo, biên bản thanh kiểm tra về công tác đào tạo.

Tiêu chuẩn 7: Các hoạt động đào tạo được thực hiện theo mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo đã được phê duyệt; có sự phối hợp với đơn vị sử dụng lao động trong việc tổ chức, hướng dẫn cho người học thực hành, thực tập các ngành, nghề tại đơn vị sử dụng lao động; thực hiện theo quy định đặc thù của ngành nếu có .

  1. Hợp đồng/biên bản thỏa thuận với đơn vị sử dụng lao động về việc cho người học thực hành, thực tập tại đơn vị sử dụng lao động, trong đó thể hiện việc phối hợp với đơn vị sử dụng lao động trong tổ chức, hướng dẫn cho người học thực hành, thực tập.

  2. Kế hoạch cho người học đi thực hành, thực tập.

  3. Quyết định của hiệu trưởng nhà trường về việc cử người học đi thực hành, thực tập... tại đơn vị sử dụng lao động.

  4. Danh sách giáo viên giảng dạy/hướng dẫn thực hành, thực tập các ngành, nghề tại đơn vị sử dụng lao động.

  5. Đề cương thực hành, thực tập tại đơn vị sử dụng lao động.

  6. Danh sách người học đã được thực hành, thực tập tại đơn vị sử dụng lao động.

  7. Báo cáo kết quả thực hành, thực tập của giáo viên giảng dạy/hướng dẫn có sự xác nhận của đơn vị sử dụng lao động.

Tiêu chuẩn 8: Phương pháp đào tạo được thực hiện kết hợp rèn luyện năng lực thực hành với trang bị kiến thức chuyên môn; phát huy tính tích cực, tự giác, năng động, khả năng làm việc độc lập của người học, tổ chức làm việc theo nhóm.

  1. Sổ lên lớp.

  2. Sổ tay nhà giáo.

  3. Giáo án.

  4. Biên bản dự giờ, thanh kiểm tra hoạt động giảng dạy.

  5. Ý kiến của người học, nhà giáo.

Tiêu chuẩn 9: Trường thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy và học

  1. Phần mềm quản lý chương trình đào tạo, môn học, học sinh, điểm.

  2. Phần mềm mô phỏng thực hành hoặc bài giảng, tài liệu giảng dạy có sử dụng phần mềm.

  3. Ý kiến của người học, nhà giáo.

Tiêu chuẩn 10: Hằng năm, trường có kế hoạch và tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động dạy và học theo đúng kế hoạch.

  1. Kế hoạch kiểm tra, giám sát hoạt động dạy và học hàng năm.

  2. Biên bản kiểm tra, giám sát hoạt động dạy và học.

  3. Báo cáo kết quả kiểm tra, giám sát hoạt động dạy và học.

Tiêu chuẩn 11: Hằng năm, trường có báo cáo kết quả kiểm tra, giám sát hoạt động dạy và học; có đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động dạy và học; kịp thời điều chỉnh các hoạt động dạy và học theo đề xuất nếu cần thiết

  1. Báo cáo kết quả kiểm tra, giám sát hoạt động dạy và học hàng năm.

  2. Danh sách các biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động dạy và học đã được đề xuất.

  3. Văn bản/tài liệu thể hiện kết quả điều chỉnh các hoạt động dạy và học theo đề xuất.

  4. Ý kiến của nhà giáo, cán bộ quản lý.

Tiêu chuẩn 12: Trường ban hành đầy đủ các quy định về kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, cấp văn bằng, chứng chỉ theo quy định.

  1. Các văn bản của trường quy định về kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, cấp văn bằng, chứng chỉ.

Tiêu chuẩn 13: Trong quá trình đánh giá kết quả học tập của người học có sự tham gia của đơn vị sử dụng lao động và theo quy định đặc thù của ngành nếu có

  1. Danh sách các ngành, nghề đào tạo của trường.

  2. Danh sách đại diện đơn vị sử dụng lao động tham gia đánh giá kết quả học tập của người học.

Tiêu chuẩn 14: Tổ chức thực hiện kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, cấp văn bằng, chứng chỉ theo quy định đảm bảo nghiêm túc, khách quan

  1. Văn bản/báo cáo về việc thực hiện theo quy định kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, cấp văn bằng, chứng chỉ trường đã ban hành.

  2. Biên bản của trường hoặc của cơ quan cấp trên (nếu có) kết luận thanh kiểm tra công tác kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, cấp văn bằng, chứng chỉ hàng năm.

Tiêu chuẩn 15: Hằng năm, trường thực hiện rà soát các quy định về kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, cấp văn bằng, chứng chỉ và kịp thời điều chỉnh nếu cần thiết

  1. Kế hoạch hàng năm về việc rà soát các quy định về kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, cấp văn bằng, chứng chỉ.

  2. Báo cáo kết quả công tác rà soát các quy định về kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, cấp văn bằng, chứng chỉ.

  3. Báo cáo/văn bản thể hiện việc sử dụng kết quả rà soát, đánh giá các quy định về kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, cấp văn bằng, chứng chỉ hàng năm.

  4. Ý kiến của nhà giáo, cán bộ quản lý.

Tiêu chuẩn 16: Trường có hướng dẫn và tổ chức thực hiện về đào tạo liên thông theo quy định

  1. Văn bản của trường quy định về đào tạo liên thông.

  2. Báo cáo kết quả tổ chức đào tạo liên thông của trường.

  3. Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng đối với những ngành, nghề trường đào tạo liên thông ở trình độ tương ứng.

  4. Chương trình đào tạo liên thông cho những ngành, nghề trường đào tạo liên thông.

  5. Báo cáo về các khóa học sinh, sinh viên trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng hình thức đào tạo chính quy đã tốt nghiệp (đối với đào tạo liên thông khối ngành sức khỏe).

  6. Ý kiến của người học, nhà giáo, cán bộ quản lý

Tiêu chuẩn 17: Trường có cơ sở dữ liệu về các hoạt động đào tạo và tổ chức quản lý, sử dụng hiệu quả

  1. Văn bản quy định về quản lý, sử dụng dữ liệu về các hoạt động đào tạo.

  2. Thông tin về cơ sở dữ liệu các hoạt động đào tạo.

  3. Báo cáo tổng kết công tác hàng năm của các phòng, khoa, bộ môn và các đơn vị trực thuộc trường.

  4. Báo cáo tổng kết công tác hàng năm của trường.

  5. Ý kiến của nhà giáo, cán bộ quản lý.

DANH MỤC CÁC MINH CHỨNG TIÊU CHÍ 2

BẢNG MÃ MINH CHỨNG TIÊU CHÍ 2